Trong thời đại số hóa, việc lưu trữ & bảo vệ dữ liệu càng trở nên quan trọng hơn. Một trong những hình thức phổ biến được sử dụng để tối ưu hóa hiệu suất hoạt động & đảm bảo an toàn cho dữ liệu chính là RAID. Vậy chính xác RAID là gì? RAID có các cấp độ nào? Hãy cùng icall.asia khám phá chi tiết trong nội dung bài viết bên dưới nhé!
RAID là gì?
Theo Wikipedia: RAID (Redundant Arrays of Independent Disks hoặc Redundant Arrays of Inexpensive Disks) là hình thức ghép nhiều ổ đĩa cứng vật lý thành 1 hệ thống ổ đĩa cứng có chức năng gia tăng tốc độ đọc & ghi dữ liệu hoặc tăng thêm sự an toàn của dữ liệu chứa trên hệ thống đĩa hoặc kết hợp cả 2 yếu tố trên.
Trước đây, RAID được sử dụng như 1 giải pháp backup dữ liệu, cho phép đồng thời ghi dữ liệu lên nhiều đĩa cứng. Hiện nay, bên cạnh vai trò backup trên, RAID đã có thêm nhiều biến thể, cho phép việc gia tăng đáng kể khả năng truy xuất dữ liệu từ đĩa cứng.
Lịch sử phát triển của RAID bạn đã biết?
Có thể bạn chưa biết, Redundant Arrays of Independent Disks – RAID được công bố lần đầu tiên vào năm 1987 tại trường Đại học California – Berkeley. Công nghệ này được tạo ra để kết nối các ổ đĩa cứng nhỏ hơn nhằm tạo ra 1 hệ thống lưu trữ với dung lượng lớn hơn, thay vì phải sử dụng những ổ đĩa cứng lớn & đắt tiền ở thời điểm đó.
Hội đồng tư vấn & phát triển RAID được thành lập vào tháng 7/1992 để đề ra các tiêu chuẩn cho RAID. RAB (RAID Advisory Board) đã định hướng & phát triển các tiêu chuẩn phần cứng, đồng thời phân loại RAID thành 7 cấp độ khác nhau (từ 0 – 6).
Tìm hiểu các cấp độ của RAID: RAID 0, RAID 1, RAID 5 & RAID 10
Hiện tại, RAID được chia thành 7 cấp độ khác nhau. Mỗi cấp độ sẽ có những tính năng riêng, được xây dựng & phát triển từ 2 cấp độ cơ bản là RAID 1 & RAID 2. Cụ thể từng cấp độ của RADI như sau:
RAID 0
RAID 0 là cấp độ cơ bản nhất, có khả năng nâng cao hiệu suất trao đổi dữ liệu của đĩa cứng. Thông số để vận hành RAID 0 đòi hỏi tối thiểu 2 đĩa cứng cùng loại, cho phép máy tính ghi dữ liệu lên chúng theo theo phương thức Striping.
RAID cũng tồn tại rủi ro về việc mất dữ liệu trong trường hợp dữ liệu bị xé lẻ hoặc phân chia từng phần cố định cho từng ổ cứng & không được lưu trên 1 ổ cứng duy nhất. Nếu 1 đĩa cứng gặp trục trặc, đồng nghĩa dữ liệu trong ổ cứng đó sẽ bị mất, điều này làm gián đoạn cho quá trình tổng hợp dữ liệu.
RAID 1
RAID 1 cũng là cấp độ cơ bản như RAID 0 với khả năng đảm bảo an toàn cho dữ liệu & yêu cầu ít nhất 2 ổ đĩa để hoạt động. Thay vì phân chia từng dữ liệu trên từng ổ đĩa theo phương thức Striping như RAID 0, RAID 1 sẽ sử dụng phương thức Mirror. Cụ thể dữ liệu sẽ được ghi vào 2 ổ giống hệt nhau, nếu 1 ổ đĩa bị trục trặc, ổ còn lại vẫn chứa đầy đủ dữ liệu & tiếp tục hoạt động bình thường.
Dung lượng cuối cùng của hệ thống chạy RAID 1 sẽ được tính bằng dung lượng của ổng cứng đơn sử dụng.
RAID 5
RAID 5 là dạng RAID mạnh mẽ nhất, thường được dùng để phục vụ cho các nhu cầu sử dụng văn phòng & gia đình. Số lượng ổ cứng cần thiết để RAID 5 hoạt động là từ 3 – 5 ổ, dữ liệu & bản sao lưu sẽ được chia lên tất cả các ổ cứng, đảm bảo tốc độ truy xuất song hành, đồng thời đảm bảo an toàn cho dữ liệu.
Cách thức hoạt động của RAID 5 tương đối phức tạp, tuy nhiên RAID 5 vừa có thể đảm bảo tốc độ truy xuất dữ liệu, vừa có thể đảm bảo tính an toàn của dữ liệu.
RAID 10
RAID 10 hay RAID 1+0 là sự kết hợp của 2 RAID cơ bản, sử dụng song song 2 phương thức Striping & Mirror để hoạt động. RAID 10 vừa có khả năng lưu trữ tốc độ cao như RAID 0 & vừa an toàn dữ liệu như RAID 1. Điều này tạo ra 1 hệ thống lưu trữ dữ liệu nhanh chóng & đáng tin cậy.
Chi phí triển khai RAID 10 tương đối cao & cần tối thiểu 4 ổ đĩa cứng để hoạt động. Dữ liệu được ghi đồng thời lên 4 ổ cứng với 2 ổ phân chia dữ liệu theo phương thức Striping để tăng tốc độ truy xuất dữ liệu & 2 ổ hoạt động theo phương thức Mirror sao lưu để bảo vệ dữ liệu.
>>> Xem thêm: Tổng Quan Về Giao Tiếp RS232: Những Kiến Thức Cơ Bản Nhất Định Bạn Phải Biết
Hy vọng những nội dung vừa được icall.asia chia sẻ đến bạn trong bài viết trên sẽ mang đến nguồn kiến thức hữu ích, giúp quý bạn đọc hiểu rõ RAID là gì? Các cấp độ phổ biến của RAID hiện nay. Nếu vẫn còn thắc mắc hoặc câu hỏi liên quan, xin vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn & giải đáp trong thời gian sớm nhất.
iCall - Chúng tôi là chuyên gia cung cấp Giải pháp tự phục vụ, Gọi không dây, Xếp hàng tự động...Được khách hàng tin dùng tại Việt Nam.
Bài viết liên quan
Doanh nghiệp hiện nay có nên lắp đặt tổng đài ảo hay không?
Các doanh nghiệp có nên lắp đặt tổng đài ảo hay không? Đây là câu [...]
Th9
Giá vốn hàng bán là gì? Hướng dẫn cách tính giá vốn hàng bán
Hiểu rõ giá vốn hàng bán vừa giúp nhà bán hàng nắm bắt được chi [...]
Th8
PC Công Nghiệp Trong Tủ Điều Khiển Là Gì? Đặc Điểm Nổi Bật Của Sản Phẩm
PC công nghiệp trong tủ điều khiển là thiết bị có vai trò đặc biệt [...]
Th8
Boom hàng là gì? Cách tránh bị boom hàng khi kinh doanh online
Công nghệ mua sắm online ngày càng phát triển đã mang lại sự tiện lợi [...]
Th8
Màn Hình Cảm Ứng Công Nghiệp Là Gì? Đặc Điểm Và Các Ứng Dụng Nổi Bật
Trong kỷ nguyên của công nghiệp 4.0, màn hình cảm ứng công nghiệp đã trở [...]
Th8
Hàng tồn kho là gì? Kinh nghiệm quản trị hàng tồn kho
Mặc dù kinh doanh trong lĩnh vực nào thì hầu hết các doanh nghiệp đều [...]
Th8