Tổng Quan Về Giao Tiếp RS232: Những Kiến Thức Cơ Bản Nhất Định Bạn Phải Biết

Tổng quan về giao tiếp RS232

Nội dung bài viết hôm nay, icall.asia sẽ giới thiệu & chia sẻ đến bạn kiến thức tổng quan về giao tiếp RS232. Theo dõi ngay để không bỏ lỡ nguồn thông tin hữu ích này nhé!

Tổng quan về giao tiếp RS232

Giao tiếp RS232 là gì? 

Trong viễn thông, RS232 hay tiêu chuẩn khuyến nghị 232 là 1 tiêu chuẩn ban đầu được giới thiệu vào năm 1960 để truyền dữ liệu truyền thông nối tiếp. RS232 được phát triển bởi Electronic Industry Association & Telecommunications Industry Association (EIA/TIA). Là chuẩn truyền thông phổ biến nhất 1 thời, thường gọi tắt là RS232 hoặc RS-232 thay vì EIA/TIA-232-E. Chuẩn này đề cập đến việc truyền dữ liệu nối tiếp giữa 1 host & 1 ngoại vi (DTE-Data Terminal Equipment & DCE-Data Circuit-Terminating Equipment).

RS232 là 1 chuẩn truyền thông phổ biến
RS232 là 1 chuẩn truyền thông phổ biến

RS232 xuất hiện từ khi nào?

Phiên bản đầu tiên của RS232 chính thức phát hành vào năm 1962. Ở ngõ ra của 1 mạch điều khiển, mức cao (tương ứng với logic 0) là 1 điện áp từ +5 đến +15V, mức thấp (tương ứng với logic 1) là 1 điện áp từ -5 đến -15V. Tại ngõ vào của 1 bộ thu, mức cao được định nghĩa là từ +3 đến +15V (thường gọi là space) & mức thấp nhất được định nghĩa là từ -3 đến -15V (thường gọi là mark).

Có 2 phiên bản RS-232 được sử dụng trong thời gian dài nhất là RS232B & RS232C. Tuy nhiên, hiện nay chúng ta chỉ thấy sự xuất hiện của RS232C & thường được gọi với tên ngắn là RS232. Trong phần cứng máy tính, thường có 1 – 2 cổng RS232C & được gọi là cổng COM. Cổng COM này được chia thành 2 loại: 9 chân hoặc 25 chân tùy theo đời máy. Các cổng COM thường được tích hợp trong các dòng máy tính công nghiệp

Đặc điểm cơ bản của giao tiếp RS232 

  • Khả năng chống nhiễu của các cổng nối tiếp tốt
  • Thiết bị ngoại vi có thể tháo lắp ngay cả khi máy tính đang hoạt động (đang được cấp điện)
  • Các mạch điện đơn giản có thể nhận được điện áp nguồn nuôi thông qua cổng nối tiếp 
  • Trong chuẩn giao tiếp RS232 có mức giới hạn trên & dưới (logic 0 & 1) là +-12V. Hiện nay, đang được cố định trở kháng tải trong phạm vi 3000Ω – 7000Ω
  • Mức logic 1 có điện áp nằm trong khoảng -3 đến -12V, mức logic 0 từ +-3 đến 12V
  • Tốc độ truyền nhận dữ liệu cực đại là 1000kbps (có thể lớn hơn)
  • Các lối vào phải có điện dung <2500pF
  • Trở kháng tải phải thỏa mãn điều kiện: >3000Ω & <7000Ω
  • Độ dài của cáp nối giữa máy tính & thiết bị ngoại vi ghép qua cổng nối tiếp RS232 không được vượt quá 15 mét
  • Giá trị tốc độ truyền dữ liệu hay dùng của RS232 gồm có: 9600, 28800, 19200, 56600, 38400bps,…
Khả năng chống nhiễu của RS232 tốt
Khả năng chống nhiễu của RS232 tốt

Để giảm nguy cơ bị nhiễu giữa các tín hiệu kế cận, tốc độ thay đổi được giới hạn tối đa là 30V/μs & tốc độ cũng được giới hạn tối đa là 20kbps (giới hạn này hiện nay đã được nâng lên nhiều lần). Trở kháng của mạch điều khiển được chỉ định từ 3 – 7kΩ. Tải dung tối đa của đường truyền cũng được quy định, với giới hạn là 2500pF. 

Chức năng của các chân trong chuẩn RS232 

RS232 thường sử dụng cáp DB9 (phổ biến hơn) & DB25, tương ứng gồm có 9 chân & 25 chân. Tuy nhiên, các dòng máy hiện đại sau này không còn thấy sự xuất hiện của DB25 nữa. Do vậy, chúng ta chỉ tập trung & tìm hiểu loại DB9. 

Chức năng của từng chân trong DB9 như sau:

  • Chân 1: DCD – Data Carrier Detect: phát tín hiệu mang dữ liệu 
  • Chân 2: RxD – Receive Data: Nhận dữ liệu 
  • Chân 3: TxD – Transmit Data: Truyền dữ liệu
  • Chân 4: DTR – Data Terminal Ready: đầu cuối dữ liệu đã sẵn sàng được kích hoạt bởi bộ phận khi muốn truyền dữ liệu 
  • Chân 5: SG – Signal Ground: Mass của tín hiệu 
  • Chân 6: DSR – Data Set Ready: dữ liệu đã sẵn sàng & được kích hoạt bởi bộ truyền khi nó sẵn sàng nhận dữ liệu 
  • Chân 7: Request to Send: gửi yêu cầu
  • Chân 8: CTS – Clear To Send: xóa để gửi 
  • Chân 9: RI – Ring Indicate: báo chuông thông báo bộ nhận đang nhận tín hiệu rung chuông 
Các chân của chuẩn truyền thông RS232
Các chân của chuẩn truyền thông RS232

Các hệ thống logic hiện nay chủ yếu sử dụng chuẩn logic TTL hoặc CMOS, do vậy khi cần giao tiếp bằng truyền thông RS232 phải dùng các mạch điều khiển & thu (RS232 driver & receiver hoặc RS232 transceiver). Để chuyển đổi giữa TTL/CMOS & RS232 vật lý. Các bộ transceiver hiện nay thường được tích hợp các bơm điện tích để tạo ra các mức áp RS232 vật lý (phổ biến nhất là +12V & -12V) từ 1 điện áp nguồn đơn cực giá trị nhỏ (5V hoặc 3.3V). 

Vì chuẩn RS232 chỉ dành cho giao tiếp giữa DTE & DCE, do vậy khi 2 máy tính (là các DTE) cần giao tiếp với nhau qua chuẩn truyền thông RS232 cần phải có các DCE (ví dụ như modem) làm trung gian. Các DCE này là các ngoại vi nên có thể giao tiếp trực tiếp với nhau qua 1 chuẩn nào đó. 

>>> Xem thêm: Giám Sát Điện Năng Là Gì? Lý Do Tại Sao Cần Phải Giám Sát Điện Năng?

Hy vọng những thông tin vừa được icall.asia chia sẻ trong bài viết sẽ giúp quý bạn có cái nhìn tổng quan về giao tiếp RS232. Nếu vẫn còn thắc mắc, hãy liên hệ trực tiếp đến số hotline để được hỗ trợ giải đáp.

5/5 (1 Review)

iCall việt nam

iCall - Chúng tôi là chuyên gia cung cấp Giải pháp tự phục vụ, Gọi không dây, Xếp hàng tự động...Được khách hàng tin dùng tại Việt Nam.

Bài viết liên quan

Chốt đơn hàng là gì? Công việc chốt đơn gồm những gì?

Trong quá trình tư vấn bán hàng, chính sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa kiến [...]

Máy Tính Công Nghiệp & Xu Hướng Sử Dụng Máy Tính Công Nghiệp Tại Việt Nam

Trong thời đại công nghiệp hóa & hiện đại hóa ngày càng phát triển, việc [...]

Lạm phát là gì? Doanh nghiệp cần chuẩn bị gì khi lạm phát

Vì sự bất ổn chính trị, kinh tế và nhiều nguyên nhân khác đã dẫn [...]

So Sánh Máy Tính Công Nghiệp Không Quạt Và Máy Tính Công Nghiệp Có Quạt: Khác Biệt Cơ Bản?

Máy tính công nghiệp có quạt & máy tính công nghiệp không quạt đều là [...]

Mã Captcha là gì? Tất tần tật những điều bạn cần biết về mã Captcha

Khi đang đăng ký/đăng nhập, truy cập trang web hoặc là các ứng dụng trực [...]

Bạn đã biết lỗi 502 là gì và nguyên nhân, cách xử lý nhanh chưa?

Khi truy cập internet trên máy tính xuất hiện lỗi 502. Bạn có bao giờ [...]