Cloud SCADA (Cloud Based SCADA) và SCADA truyền thống

Cloud SCADA (Cloud Based SCADA) và SCADA truyền thống

Cloud SCADA và SCADA truyền thống là hai cái tên thu hút sự chú ý rất lớn trong lĩnh vực công nghiệp. Với SCADA truyền thống, đã đóng vai trò trong việc cung cấp giải pháp trực quan giao tiếp với PLC, bước ngoặt trong công nghiệp sản xuất. Ngày nay sự bùng nổ của Công nghệ IoT, Cloud SCADA đã dần thay thế cho các SCADA truyền thống. Và trở thành một xu hướng đầy tiềm năng, được tích hợp mạnh mẽ vào hệ thống công nghiệp. 

Trong bài viết này iCall.asia sẽ so sánh Cloud SCADA (Cloud Based SCADA) và SCADA truyền thống. Tham khảo ngay bài viết bạn nhé!

So sánh Cloud SCADA (Cloud Based SCADA) và SCADA truyền thống

Cloud SCADA SCADA truyền thống
Bảo trì Các thiết bị trong hệ thống tự thu thập dữ liệu, máy chủ lưu trữ và các cơ sở dữ liệu được quản lý trong phần của phí lưu trữ hàng năm. Thường thì sử dụng hệ điều hành nhúng. Dễ dàng nâng cấp và thực hiện từ xa.

Thực hiện các thay đổi trong hệ điều hành dựa theo yêu cầu của khách hàng

Hỗ trợ kỹ thuật cho hệ thống bao gồm phí lưu trữ hàng năm

Cần phải theo dõi và cập nhật đồng đều các chương trình chống vi-rút nhằm bảo mật hệ thống.

Nên nâng cấp phần mềm SCADA trên từng PC để cập nhật theo các bản vá lỗi của Windows. Yêu cầu mua phần mềm, truyền file, cài đặt và chuyển đổi file.

Sẽ tốn nhiều  thời gian và chi phí để chẩn đoán. Cũng như giải quyết các vấn đề liên quan đến phần mềm.

Đăng nhập vào dữ liệu Máy chủ cloud đóng vai trò như một nơi lưu trữ mạnh mẽ cho dữ liệu thu thập từ các thiết bị và hệ thống khác nhau. Quá trình này thường được tích hợp như một phần của phí lưu trữ hàng năm. Giúp đảm bảo rằng dữ liệu không chỉ được lưu trữ an toàn mà còn được bảo trì đều đặn. Cơ sở dữ liệu thường xuyên được kiểm tra và cập nhật, đồng thời giúp duy trì tính toàn vẹn và hiệu suất cao của hệ thống.

Dữ liệu được lưu trữ trên đám mây, cho phép truy cập từ mọi nơi có kết nối internet.

Các cơ sở dữ liệu quan hệ như Microsoft SQL đòi hỏi các hoạt động bảo trì định kỳ để duy trì hiệu suất và tính ổn định. Các chức năng như tối ưu hóa truy vấn, kiểm tra và sửa lỗi, và sao lưu dữ liệu thường xuyên. Để tránh sự giảm hiệu suất và nguy cơ mất dữ liệu.

Nếu không thực hiện bảo trì định kỳ, hiệu suất của cơ sở dữ liệu quan hệ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Việc truy cập trở nên chậm chạp, gặp vấn đề với việc xử lý dữ liệu lớn và phức tạp từ hệ thống SCADA.

Các gói historian do SCADA cung cấp có thể yêu cầu ít bảo trì hơn so với cơ sở dữ liệu quan hệ truyền thống, nhưng mức chi phí cho các gói nâng cấp vẫn có thể là đáng kể. Việc cân nhắc giữa hiệu suất và chi phí là quan trọng khi đưa ra quyết định về lựa chọn cơ sở dữ liệu.

Bảo mật dữ liệu Việc lưu trữ dữ liệu trong trung tâm dữ liệu bảo mật cấp độ 3 là một biện pháp quan trọng để bảo vệ tính an toàn và sẵn sàng của thông tin. Trung tâm dữ liệu này thường được thiết kế với các tiêu chuẩn an ninh nghiêm ngặt, bao gồm khả năng phát điện dự phòng và các biện pháp sao lưu dự phòng để đảm bảo rằng dữ liệu luôn khả dụng, ngay cả trong trường hợp sự cố.

Thông tin truy cập và đăng nhập vào hệ thống thường được giữ riêng tư và chỉ dành cho người dùng có quyền truy cập. Điều này giúp ngăn chặn truy cập trái phép và bảo vệ thông tin mật khỏi những người không có quyền truy cập.

Người dùng cuối thường chịu trách nhiệm đảm bảo rằng dữ liệu quan trọng của họ được sao lưu đều đặn và đặc biệt sau mỗi thay đổi quan trọng. Việc này giúp đảm bảo rằng, trong trường hợp mất dữ liệu do sự cố hệ thống, lỗi người dùng, …có thể khôi phục thông tin của mình một cách nhanh chóng.

Nếu người dùng cuối không sao lưu dữ liệu và giữ các bản sao lưu tại nhiều địa điểm khác nhau. Phải đối mặt với việc mất dữ liệu toàn bộ hoặc một phần.

An ninh mạng Việc lập trình trước để chỉ kết nối với máy chủ được quyền lưu trữ là một biện pháp an ninh quan trọng. 

Tất cả dữ liệu được truyền qua mạng đều được mã hóa và kết nối được xác minh bằng chứng chỉ TLS. Các chứng chỉ TLS cung cấp cơ chế xác minh danh tính của máy chủ và người dùng, tăng cường sự tin tưởng và bảo mật trong quá trình truyền tải dữ liệu.

Việc không yêu cầu thiết lập bổ sung từ nhân viên CNTT của người dùng cuối là một ưu điểm quan trọng. Điều này giúp giảm bớt sự phức tạp và tăng tính thuận tiện cho người dùng cuối.

Nguyên tắc TNO (Trust No One) đề xuất rằng không ai hoặc không có thành phần nào trong hệ thống được tin tưởng tuyệt đối. Mọi giao tiếp và truy cập đều phải được xác thực và kiểm soát một cách nghiêm ngặt theo License SCADA yêu cầu kết nối internet .
Xu hướng historian Thông thường, dữ liệu thường được lưu trữ trong khoảng một năm để đáp ứng các yêu cầu bảo quản thông tin quan trọng.Tuy nhiên, để đáp ứng nhu cầu phức tạp hơn. Việc gia hạn thời gian lưu trữ được gia hạn và áp dụng với một khoản phí bổ sung nhỏ. Điều này mang lại lợi ích cho những tổ chức cần giữ lại dữ liệu trong thời gian dài hơn. Để phục vụ các mục đích như phân tích dài hạn, báo cáo chi tiết, hay tuân thủ các quy định pháp luật. Biểu đồ historian trong hệ thống SCADA thường bị giới hạn bởi không gian lưu trữ trên PC cục bộ. Gây ra một số hạn chế và vấn đề nhất định:

  • Giới hạn dung lượng lưu trữ;
  • Mở rộng dung lượng lưu trữ trên PC cục bộ gặp khó khăn;
  • Gây khó khăn trong việc quản lý dữ liệu;
  • Không linh hoạt đối với các hệ thống phân tán;
Báo cáo / Phân tích Báo cáo dữ liệu và phân tích đóng vai trò quan trọng trong hệ thống SCADA. Được tích hợp sẵn vào hệ thống mang lại nhiều lợi ích.  Báo cáo và phân tích dữ liệu trong hệ thống SCADA truyền thống. Thường được thiết lập dưới dạng một gói tiện ích bổ sung riêng biệt.

Gói tiện ích bổ sung có thể đòi hỏi quá trình cài đặt và cấu hình phức tạp. Đặc biệt là đối với người dùng không có kinh nghiệm

Giao diện web Sẽ không yêu cầu bất kỳ khoản phí nào cho người dùng khi sử dụng hệ thống lưu trữ trên cloud. Người dùng được quyền truy cập vào trang tổng quan, màn hình HMI.

Giao diện web được thiết kế theo yêu cầu chẳng hạn: logo, các phông chữ và màu sắc theo ý của khách hàng.

Giao diện web thường được thêm vào trong hệ thống SCADA để đáp ứng nhu cầu người dùng. Và thường đi kèm với một khoản phí bổ sung.

Giao diện web cho phép người dùng truy cập hệ thống SCADA từ bất kỳ đâu có kết nối internet. Tương tác tốt, dễ tích hợp với các thiết bị và hệ thống khác.

Giao diện di động Ứng dụng dành cho thiết bị di động mang lại sự thuận tiện và linh hoạt trong việc sử dụng các hệ thống SCADA. Việc có thể định cấu hình ứng dụng với các trang được tùy chỉnh là một tính năng quan trọng, giúp tối ưu hóa trải nghiệm người dùng theo nhu cầu cụ thể của từng thiết bị.  Tùy thuộc vào nhà cung cấp, giao diện web của hệ thống SCADA có thể thay đổi. Một số nhà cung cấp cung cấp giao diện web chỉ là một trang HTML với đồ họa được định dạng cho PC. Điều này có thể giới hạn tính linh hoạt khi sử dụng trên thiết bị di động, và người dùng có thể gặp khó khăn khi truy cập và tương tác với hệ thống trên các thiết bị nhỏ.
Thông báo Email và văn bản  Thông báo có thể được gửi dưới dạng văn bản, email, sms hay là thông báo đẩy của ứng dụng điện thoại thông minh.

Người quản lý tùy chỉnh thời lượng và thời gian tồn tại của thông báo dựa theo từng mức độ quan trọng. Máy chủ cloud tích hợp sẵn máy chủ email, số điện thoại để gửi thông báo.

Máy chủ SCADA thường cần có quyền truy cập vào một máy chủ email cục bộ hay dựa trên web gửi thông báo thông qua văn bản hoặc email. Quá trình gửi thông báo này thường được thiết lập trong cấu hình của hệ thống SCADA. Được tùy chỉnh để thông báo về các sự kiện quan trọng, cảnh báo, hoặc các điều kiện đặc biệt.

Người nhận thông báo thường được định cấu hình sẵn là một phần của cài đặt hệ thống. Tuy nhiên, có trường hợp nếu người nhận không muốn nhận thông báo hay muốn giảm số lượng thông báo. Họ yêu cầu nhà phát triển SCADA thực hiện các điều chỉnh cụ thể trong cài đặt thông báo.

Cloud SCADA giải pháp thay thế cho SCADA truyền thống

Cloud SCADA (Cloud Based SCADA) và SCADA truyền thống

Trong trường hợp nhà máy sử dụng đầy đủ các ưu điểm của SCADA mà không cần đến sự hỗ trợ IT. Sẽ thay đổi đáng kể về cách quản lý và vận hành hệ thống. Dữ liệu từ các hệ thống điều khiển cục bộ sẽ được chuyển giao an toàn đến máy chủ lưu trữ trên cloud. Máy chủ này không chỉ chịu trách nhiệm lưu trữ dữ liệu. Cung cấp các chức năng điều khiển và giám sát thông qua giao diện web tùy chỉnh.

Thông báo qua Email & SMS, hiển thị dữ liệu dưới dạng đồ thị – biểu đồ, cũng như tùy chỉnh báo cáo. Được thực hiện một cách linh hoạt khả năng theo dõi và quản lý hiệu quả. Sự linh hoạt này được thể hiện qua ứng dụng di động dành riêng trên điện thoại. Giúp người quản lý có khả năng kiểm soát mọi thứ từ xa.

Người quản lý vẫn sử dụng các màn hình cảm ứng HMI cục bộ để thực hiện các nhiệm vụ đặc biệt và quản lý tại nhà máy. Sự kết hợp linh hoạt giữa hệ thống giám sát từ xa và các hệ thống cục bộ. Đã mang đến hiệu quả và an toàn trong quá trình quản lý nhà máy.

Tham khảo: Hệ Thống Điện Nhẹ Là Gì? Khái Niệm, Mô Hình Và Thành Phần Của Hệ Thống

Lời kết

Sự chuyển đổi từ SCADA truyền thống sang Cloud SCADA không chỉ là một bước đổi mới mà còn là một hướng đi tương lai cho ngành công nghiệp 4.0. Với khả năng kết nối mọi lúc mọi nơi, bảo mật mạnh mẽ, mở rộng linh hoạt. Cloud SCADA đem lại một cách tiếp cận hiện đại và toàn diện hơn cho quản lý hệ thống.

Dù là SCADA truyền thống hay Cloud SCADA, cả hai đều chứng minh rằng sự đổi mới và sự phát triển liên tục. Là chìa khóa để nâng cao hiệu suất và an toàn trong ngành công nghiệp. Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ với iCall.asia qua số hotline để được tư vấn chi tiết. 

5/5 (1 Review)

iCall việt nam

iCall - Chúng tôi là chuyên gia cung cấp Giải pháp tự phục vụ, Gọi không dây, Xếp hàng tự động...Được khách hàng tin dùng tại Việt Nam.

Bài viết liên quan

Chốt đơn hàng là gì? Công việc chốt đơn gồm những gì?

Trong quá trình tư vấn bán hàng, chính sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa kiến [...]

Máy Tính Công Nghiệp & Xu Hướng Sử Dụng Máy Tính Công Nghiệp Tại Việt Nam

Trong thời đại công nghiệp hóa & hiện đại hóa ngày càng phát triển, việc [...]

Lạm phát là gì? Doanh nghiệp cần chuẩn bị gì khi lạm phát

Vì sự bất ổn chính trị, kinh tế và nhiều nguyên nhân khác đã dẫn [...]

So Sánh Máy Tính Công Nghiệp Không Quạt Và Máy Tính Công Nghiệp Có Quạt: Khác Biệt Cơ Bản?

Máy tính công nghiệp có quạt & máy tính công nghiệp không quạt đều là [...]

Mã Captcha là gì? Tất tần tật những điều bạn cần biết về mã Captcha

Khi đang đăng ký/đăng nhập, truy cập trang web hoặc là các ứng dụng trực [...]

Bạn đã biết lỗi 502 là gì và nguyên nhân, cách xử lý nhanh chưa?

Khi truy cập internet trên máy tính xuất hiện lỗi 502. Bạn có bao giờ [...]