Chứng nhận, chứng chỉ tiêu chuẩn chất lượng, an toàn thiết bị, máy móc công nghiệp.

chung-nhan-chung-chi-tieu-chuan-chat-luong-an-toan-thiet-bi

Trong ngành công nghiệp việc đảm bảo chất lượng và an toàn của các thiết bị, máy móc công nghiệp luôn là một ưu tiên. Để thể hiện cam kết này các thiết bị buộc đạt được các chứng nhận và chứng chỉ tiêu chuẩn chất lượng. Những chứng nhận, chứng chỉ này không chỉ là minh chứng cho sự quản lý chất lượng của sản phẩm. Mà còn là một yếu tố quan trọng giúp tạo niềm tin và lòng tin tưởng từ phía khách hàng. Vậy phải cần có những chứng nhận, chứng chỉ tiêu chuẩn chất lượng, an toàn nào được cấp phép? Cùng tham khảo ngay bài viết này của ATPro Corp bạn nhé!

Tìm hiểu chứng nhận tiêu chuẩn chất lượng ISO

Chứng nhận ISO là một trong những loại chứng nhận quan trọng nhất trong lĩnh vực quản lý chất lượng và tiêu chuẩn hóa quốc tế. ISO (Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế) là một tổ chức quốc tế độc lập và phi chính phủ. Chịu trách nhiệm phát triển các tiêu chuẩn để đảm bảo chất lượng, an toàn và hiệu quả của các sản phẩm, dịch vụ và hệ thống trên toàn cầu.

Các tiêu chuẩn ISO tồn tại trong nhiều lĩnh vực công nghiệp, từ quản lý năng lượng và trách nhiệm xã hội đến các thiết bị y tế và quản lý môi trường.

ISO 9001:2015 là phiên bản mới nhất của tiêu chuẩn về Hệ thống quản lý chất lượng. Được ban hành và phát triển bởi Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế (ISO). Chứng nhận này còn có tên đầy đủ là “ISO 9001:2015 – Hệ thống quản lý chất lượng – Các yêu cầu”.

ISO 9001:2015 đề xuất một tập hợp các yêu cầu được sử dụng như một khuôn khổ cho việc xây dựng và duy trì một Hệ thống quản lý chất lượng hiệu quả. Tiêu chuẩn này áp dụng cho các tổ chức trong lĩnh vực sản xuất, lĩnh vực dịch vụ, giáo dục, chăm sóc sức khỏe và nhiều lĩnh vực khác.

Chứng nhận tiêu chuẩn chất lượng TÜV SÜD

Chứng nhận, chứng chỉ tiêu chuẩn chất lượng, an toàn thiết bị, máy móc công nghiệp.

TÜV SÜD là một tổ chức chứng nhận của Đức, thành lập năm 1866. Hơn 150 năm trong việc đảm bảo độ tin cậy, chất lượng và mức độ an toàn cho các quá trình sản xuất, sản phẩm, máy móc và con người. TÜV SÜD là một trong những tổ chức hàng đầu trong lĩnh vực chứng nhận an toàn sản phẩm trên toàn thế giới.

Với mạng lưới rộng khắp và nguồn lực đáng kể, TÜV SÜD có khả năng cung cấp các dịch vụ chứng nhận và đánh giá chất lượng đáng tin cậy trên toàn cầu.

Con dấu của TÜV SÜD là biểu tượng của sự giàu kinh nghiệm, nghiêm ngặt và làm việc có cơ sở. Từ các thương hiệu ô tô danh tiếng như Mercedes, Lamborghini, Audi đến các lĩnh vực công nghệ thông tin, đồ điện tử, đồ chơi và sản phẩm thể thao. TÜV SÜD đã nhận được sự tin tưởng từ nhiều thương hiệu lớn trên thế giới. Điều này là minh chứng cho uy tín và chất lượng của các dịch vụ chứng nhận của TÜV SÜD.

Chứng nhận CE

Chứng nhận, chứng chỉ tiêu chuẩn chất lượng, an toàn thiết bị, máy móc công nghiệp.

CE là tên gọi đầy đủ và chính thức là CE Marking. Chứng chỉ tiêu chuẩn chất lượng CE đưa ra thông tin rằng sản phẩm đã tuân thủ các yêu cầu pháp lý của Liên minh Châu Âu (EU). Và được phê duyệt để được lưu thông tự do trên thị trường Châu Âu.

Sản phẩm có nhãn mác CE cho thấy rằng sản phẩm đã trải qua quá trình đánh giá và đáp ứng các tiêu chuẩn. Như: an toàn, sức khỏe và môi trường áp dụng trong EU. Các sản phẩm có được chứng nhận này sẽ đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng và an toàn đặt ra. Từ đó tăng cường sự tin cậy và uy tín của sản phẩm trong mắt người tiêu dùng.

Ví dụ: Dòng máy tính công nghiệp AVALUE ACS10-TGU đạt được các chứng nhận CE, FCC Loại A, UKCA

Chứng nhận UL

Chứng nhận, chứng chỉ tiêu chuẩn chất lượng, an toàn thiết bị, máy móc công nghiệp.

UL (Underwriters Laboratories) là một tổ chức hợp tác giữa các phòng thí nghiệm với 3 nhiệm vụ chính. 

  • Đầu tiên, UL cung cấp dịch vụ thử nghiệm sản phẩm và vật liệu liên quan đến những nguy hiểm có thể ảnh hưởng đến cuộc sống hoặc tài sản. 
  • Thứ hai, UL lập danh mục các sản phẩm hàng hóa an toàn. 
  • Cuối cùng, UL tham gia vào việc xây dựng tiêu chuẩn để đảm bảo an toàn và chất lượng.

UL được thành lập và phát triển tại Hoa Kỳ, và đã trở thành một tổ chức quốc tế có uy tín trong việc cung cấp các dịch vụ. Như chứng nhận đảm bảo sự an toàn, xác nhận, kiểm thử, và thanh tra. UL cũng cung cấp tư vấn và đào tạo cho nhiều khách hàng trên mọi ngành nghề.

Trong lĩnh vực điện, điện tử, những thiết bị được liệt kê trong danh mục UL-listed. Có nghĩa là chúng đã được UL kiểm tra và xác nhận đạt tiêu chuẩn an toàn. Bất kỳ sản phẩm nào có gắn ký hiệu UL đều đã được kiểm tra và xác nhận bởi UL. Là một dấu hiệu quan trọng về sự an toàn và chất lượng của sản phẩm.

Chứng nhận tiêu chuẩn chất lượng IEC

Chứng nhận, chứng chỉ tiêu chuẩn chất lượng, an toàn thiết bị, máy móc công nghiệp.

IEC thành lập vào năm 1906 là ủy ban kỹ thuật điện quốc tế có vai trò thúc đẩy sự hợp tác quốc tế về tiêu chuẩn hoá trong lĩnh vực điện – điện tử.

IEC có mối quan hệ hợp tác chặt chẽ với nhiều tổ chức quốc tế khác. Gồm ISO, ITU (Liên minh Viễn thông Quốc tế) và CENELEC (Ủy ban Châu Âu về Tiêu chuẩn Điện). IEC và ISO đã ký kết một thỏa thuận về việc phân chia phạm vi hoạt động, trong đó IEC chịu trách nhiệm cho tiêu chuẩn hoá trong lĩnh vực điện – điện tử. Việc tuân thủ các tiêu chuẩn này giúp đảm bảo an toàn, hiệu suất và tương thích của các sản phẩm và hệ thống điện trên toàn cầu.

Tiêu chuẩn cấp bảo vệ IP

Chứng nhận, chứng chỉ tiêu chuẩn chất lượng, an toàn thiết bị, máy móc công nghiệp.

Cấp bảo vệ IP là mức độ bảo vệ bởi vỏ ngoài của một thiết bị. Để chống lại sự xâm nhập của vật thể chất rắn hoặc chất lỏng vào trong thiết bị đó. Cấp bảo vệ IP thường được đánh giá và quy chuẩn bởi tiêu chuẩn quốc tế IEC 60529.

  • Chỉ số bảo vệ IP gồm hai chữ số, mỗi chữ số có ý nghĩa cụ thể như sau:
  • Chữ số đầu tiên (từ 0 đến 6) biểu thị mức độ bảo vệ chống lại bụi và vật thể rắn.
  • Chữ số thứ hai (từ 0 đến 9 hoặc “X”) biểu thị mức độ bảo vệ chống lại nước và chất lỏng.

Sau hai chữ số biểu thị chỉ số bảo vệ IP, có thể có thêm một hoặc hai chữ cái phụ để chỉ ra các điều kiện hoặc yêu cầu bổ sung đối với sản phẩm. Các chữ cái phụ thường được sử dụng bao gồm: 

  • “H” (High voltage apparatus), 
  • “M” (Motion during water test), 
  • “S” (Exposure to water spray in any direction), 
  • “W” (Weather conditions),…

Tiêu chuẩn Nema

NEMA là viết tắt của “National Electrical Manufacturers Association” – “Hiệp hội các nhà sản xuất điện quốc gia” của Hoa Kỳ (Mỹ). Tổ chức này đã phát triển một loạt các tiêu chuẩn liên quan đến vỏ bọc và bảo vệ cho thiết bị điện tử. Tương tự như hệ thống đánh giá IP của Ủy Ban Kỹ Thuật Điện Quốc Tế (IEC).

Các tiêu chuẩn của NEMA được chia thành nhiều cấp độ để biểu thị khả năng chịu đựng thời tiết của vỏ bọc, từ thấp đến cao. Ví dụ: NEMA 1, NEMA 2, NEMA 3, NEMA 3R, NEMA 4/4X, NEMA 5, NEMA 6/6P, NEMA 11, NEMA 12,…

Tiêu chuẩn EN 50155

EN 50155 là một tiêu chuẩn quốc tế được sử dụng cho các ứng dụng trong ngành công nghiệp đường sắt. Tiêu chuẩn này đặt ra các yêu cầu khắt khe về nhiệt độ, độ ẩm, sốc và rung để đảm bảo tính ổn định và an toàn của thiết bị trong môi trường làm việc khắc nghiệt của ngành công nghiệp đường sắt.

Tiêu chuẩn EN50121-4

EN 50121-4 là một tiêu chuẩn châu Âu quy định các yêu cầu về khả năng chịu nhiễu điện từ và phát xạ của thiết bị truyền thông và viễn thông. Bao gồm cả hệ thống cung cấp điện, được sử dụng trong các ứng dụng đường sắt.

Tiêu chuẩn này đặt ra các giới hạn cụ thể về phát xạ và miễn nhiễm điện từ của các thiết bị tín hiệu và thông tin liên lạc trong môi trường đường sắt. Đảm bảo các thiết bị hoạt động ổn định trong điều kiện điện từ khắc nghiệt của ứng dụng đường sắt.

Chứng nhận E-Mark

Chứng nhận E-Mark (hay còn gọi là E/e Mark) là một tiêu chuẩn được quy định bởi “khối thị trường chung châu Âu” (European Economic Community – EEC). Và được áp dụng đối với các loại phương tiện giao thông như xe ô tô, gắn máy. Các sản phẩm linh kiện an toàn khác như airbag, hệ thống phanh, hệ thống đèn, và cả tiếng ồn và khí thải.

Tiêu chuẩn E-Mark yêu cầu các sản phẩm phải phù hợp với pháp luật của Liên minh Châu Âu (EU). Gồm các chỉ thị của EEC Directives và các quy định của ECE Regulation. Đảm bảo rằng các sản phẩm đáp ứng các yêu cầu về an toàn giao thông và bảo vệ môi trường. Được quy định bởi các cơ quan quản lý giao thông và môi trường tại châu Âu.

Tham khảo: VPN là gì? Tìm hiểu mạng riêng ảo – Virtual Private Network

Lời kết 

Trong bối cảnh ngày nay, việc đảm bảo chất lượng, an toàn và tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế là điều cực kỳ quan trọng trong ngành công nghiệp. Đây không chỉ là minh chứng cho doanh nghiệp đối với chất lượng và an toàn sản phẩm. Mà còn là một yếu tố quyết định trong việc thúc đẩy sự phát triển bền vững và tạo ra sự tin cậy trong cộng đồng quốc tế.

Việc tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế giúp đảm bảo rằng sản phẩm và thiết bị của doanh nghiệp đáp ứng các yêu cầu chất lượng và an toàn cao nhất. Sự phát triển và áp dụng các tiêu chuẩn này không chỉ là một nhu cầu mà còn là một cam kết vững chắc của cả ngành công nghiệp. Trong việc đảm bảo sự phát triển bền vững và an toàn của công nghiệp toàn cầu.

Qua bài viết này, hy vọng bạn đọc đã có cái nhìn tổng quan về các chứng nhận, chứng chỉ tiêu chuẩn chất lượng và an toàn trong ngành công nghiệp. Việc nắm vững thông tin về các tiêu chuẩn sẽ giúp bạn đọc có sự hiểu biết rõ ràng hơn về chất lượng và an toàn của sản phẩm, thiết bị mà bạn có ý định lựa chọn. Và đừng quên truy cập vào website của iCall.asia để cập nhập tin tức mới mỗi ngày bạn nhé!

0/5 (0 Reviews)

iCall việt nam

iCall - Chúng tôi là chuyên gia cung cấp Giải pháp tự phục vụ, Gọi không dây, Xếp hàng tự động...Được khách hàng tin dùng tại Việt Nam.

Bài viết liên quan

Tất tần tật kiến thức về wifi marketing mà bạn nên biết

Là một hình thức marketing phát triển nhanh và rộng rãi trong những năm trở [...]

Các trường hợp không chịu thuế xuất nhập khẩu theo pháp luật Việt Nam

Việc nộp thuế là một nghĩa vụ quan trọng mà mọi cá nhân và doanh [...]

Tổng hợp danh mục hàng cấm nhập khẩu vào Việt Nam

Xuất nhập khẩu hàng hóa đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát [...]

Giám Sát Điện Năng Là Gì? Lý Do Tại Sao Cần Phải Giám Sát Điện Năng?

Ngày nay, việc áp dụng công nghệ hiện đại & đầu tư cho các thiết [...]

Giải pháp hệ thống đèn tháp báo hiệu tự động cho nhà máy sản xuất

Đèn tháp, mặc dù không thuộc dạng thiết bị công nghệ cao, nhưng lại là [...]

Cầu Chì Là Gì? Đặc Điểm Cấu Tạo Và Nguyên Lý Hoạt Động Của Cầu Chì

Cầu chì là thiết bị đã quá quen thuộc với mỗi gia đình Việt, đặc [...]