Các trường hợp không chịu thuế xuất nhập khẩu theo pháp luật Việt Nam

Việc nộp thuế là một nghĩa vụ quan trọng mà mọi cá nhân và doanh nghiệp đều phải tuân thủ. Đồng thời là một phần quan trọng của việc quản lý tài chính và phát triển kinh tế của một quốc gia. Tuy nhiên, ngoài việc quy định các đối tượng phải chịu thuế xuất nhập khẩu. Pháp luật cũng rõ ràng điều chỉnh những trường hợp không chịu thuế. Điều này giúp đảm bảo tính công bằng và minh bạch trong hệ thống thuế. Cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho các nhóm đối tượng nhất định. Hãy cùng khám phá các trường hợp không chịu thuế xuất nhập khẩu theo pháp luật Việt Nam. 

Tìm hiểu khái niệm thuế xuất nhập khẩu là gì?

Thuế xuất nhập khẩu

Thuế xuất nhập khẩu là một phần quan trọng của hệ thống thuế, đóng vai trò trong việc điều chỉnh luồng hàng hóa qua biên giới của một quốc gia. Đối tượng nộp thuế xuất nhập khẩu không chỉ bao gồm các chủ hàng hóa và tổ chức thương mại, mà còn có các cá nhân và tổ chức khác liên quan đến quá trình xuất nhập khẩu. Công dân biên giới, thương nhân nước ngoài được phép kinh doanh tại các chợ biên giới cũng là một phần của nhóm đối tượng nộp thuế này.

Việc xác định rõ các đối tượng không chịu thuế xuất nhập khẩu nhằm đảm bảo tính minh bạch và công bằng trong hệ thống thuế. Điều này giúp bảo vệ lợi ích kinh tế và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tham gia vào hoạt động xuất nhập khẩu.

Theo pháp luật Việt Nam các trường hợp không chịu thuế xuất nhập khẩu 

Theo pháp luật Việt Nam các trường hợp không chịu thuế xuất nhập khẩu

Căn cứ pháp lý các đối tượng không chịu thuế xuất nhập khẩu

Căn cứ vào Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016 và Nghị định số 134/2016/NĐ-CP, các đối tượng không chịu thuế xuất nhập khẩu được xác định cụ thể như sau:

  • Loại hàng hóa quá cảnh, chuyển khẩu, trung chuyển
  • Loại hàng hóa viện trợ nhân đạo, hàng hóa viện trợ không hoàn lại
  • Loại hàng hóa xuất khẩu từ khu phi thuế quan ra nước ngoài: các mặt hàng nhập khẩu từ nước ngoài vào khu phi thuế quan và chỉ sử dụng trong khu phi thuế quan. Các mặt hàng  chuyển từ khu phi thuế quan này sang khu phi thuế quan khác.
  • Phần dầu khí được dùng để thanh toán các khoản thuế tài nguyên cho Nhà nước khi xuất khẩu.

Tham khảo: Tổng hợp danh mục hàng cấm nhập khẩu vào Việt Nam

Tìm hiểu chi tiết các đối tượng không cần chịu thuế xuất nhập khẩu

Theo quy định nghị định số 134/2016/NĐ-CP ngày 1/9/2016 chi tiết một số biện pháp thi hành luật thuế xuất-thuế nhập khẩu. Đã xác định các đối tượng không chịu thuế xuất nhập khẩu, được miễn thuế xuất nhập khẩu. Cụ thể:

  • Tổ chức, cá nhân nước ngoài được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ thuế xuất nhập khẩu.
  • Các hành lý của người xuất- nhập cảnh theo định mức quy định.Tài sản di chuyển.
  • Các loại quà biếu, quà tặng trong định mức của tổ chức/cá nhân nước ngoài tặng cho tổ chức/cá nhân Việt Nam hoặc ngược lại.
  • Các loại hàng hóa mua bán, trao đổi của những người dân biên giới.
  • Các loại hàng hóa nhập khẩu để gia công, sản phẩm gia công xuất khẩu hay ngược lại.
  • Các loại hàng hóa nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu.
  • Các loại hàng hóa tạm nhập, tái xuất hoặc tạm xuất, tái nhập trong thời hạn nhất định.
  • Các loại hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định của đối tượng được hưởng ưu đãi đầu tư.
  • Tất cả các nguyên liệu, vật tư, linh kiện trong nước chưa sản xuất được nhập khẩu. Để sản xuất của dự án đầu tư thuộc danh mục ngành/ nghề đặc biệt ưu đãi đầu tư.
  • Hàng hóa phục vụ hoạt động dầu khí, đóng tàu, tàu biển xuất khẩu.
  • Các loại giống cây trồng, giống vật nuôi, phân bón hay là các loại thuốc bảo vệ thực vật.
  • Các mặt hàng nhập khẩu phục vụ nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ.
  • Các mặt hàng nhập khẩu  phục vụ trực tiếp cho an ninh, quốc phòng.
  • Nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu để sản xuất trang thiết bị y tế.
  • Các mặt hàng nhập khẩu phục vụ sản xuất sản phẩm công nghệ thông tin, nội dung số, phần mềm.

Lời kết 

Trong phạm vi của pháp luật Việt Nam, các trường hợp không chịu thuế xuất nhập khẩu được cụ thể hóa và quy định rõ trong các văn bản điều chỉnh về thuế. Những quy định này không chỉ nhằm mục đích tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh và xuất nhập khẩu mà còn nhấn mạnh vào việc bảo vệ lợi ích kinh tế, xã hội, môi trường và an ninh quốc gia.

Việc xác định rõ các đối tượng không chịu thuế xuất nhập khẩu không chỉ giúp quản lý hành chính hiệu quả. Mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân tham gia vào hoạt động xuất nhập khẩu.

Tuy nhiên, việc áp dụng các chính sách miễn thuế cần phải được thực hiện một cách minh bạch, công bằng và có sự giám sát chặt chẽ để tránh tình trạng lạm dụng hoặc gian lận thuế. Chính sách miễn thuế cũng cần được điều chỉnh linh hoạt theo tình hình thực tế và mục tiêu phát triển của đất nước. Nhằm đảm bảo công bằng và bền vững trong quản lý thuế xuất nhập khẩu.

Hy vọng những chia sẻ trên của iCall.asia sẽ giúp bạn đọc nắm Các trường hợp không chịu thuế xuất nhập khẩu theo pháp luật Việt Nam. Tổ chức/doanh nghiệp tận dụng các ưu đãi một cách hiệu quả mà còn giúp tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động thương mại và phát triển kinh tế xã hội của đất nước.

5/5 (1 Review)

iCall việt nam

iCall - Chúng tôi là chuyên gia cung cấp Giải pháp tự phục vụ, Gọi không dây, Xếp hàng tự động...Được khách hàng tin dùng tại Việt Nam.

Bài viết liên quan

Tổng hợp danh mục hàng cấm nhập khẩu vào Việt Nam

Xuất nhập khẩu hàng hóa đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát [...]

Giám Sát Điện Năng Là Gì? Lý Do Tại Sao Cần Phải Giám Sát Điện Năng?

Ngày nay, việc áp dụng công nghệ hiện đại & đầu tư cho các thiết [...]

Giải pháp hệ thống đèn tháp báo hiệu tự động cho nhà máy sản xuất

Đèn tháp, mặc dù không thuộc dạng thiết bị công nghệ cao, nhưng lại là [...]

Cầu Chì Là Gì? Đặc Điểm Cấu Tạo Và Nguyên Lý Hoạt Động Của Cầu Chì

Cầu chì là thiết bị đã quá quen thuộc với mỗi gia đình Việt, đặc [...]

Mạng Không Dây Là Gì? Hiện Nay Có Những Loại Mạng Không Dây Nào?

Mạng không dây ngày càng phát triển & cho thấy vai trò quan trọng to [...]

IPC là gì? Tổng quan về máy tính công nghiệp

Trong ngữ cảnh thông thường, những thuật ngữ như PC, máy tính bàn, laptop, máy [...]