Tại Việt Nam mô hình thương mại điện tử phát triển phổ biến, với mức thị trường lớn đã mang lại doanh thu “khủng” cho nhiều doanh nghiệp. Trong bài viết sau, mời bạn đọc cùng tìm hiểu các mô hình thương mại điện tử cũng như tìm ra mô hình điển hình phổ biến tại Việt Nam.
Các mô hình thương mại điện tử là gì?
Mô hình thương mại điện tử (E-commerce) là một hình thức kinh doanh trực tuyến được thực hiện trên nền tảng Internet, cho phép các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân thực hiện các hoạt động mua bán và trao đổi hàng hóa và dịch vụ.
Tại đây, doanh nghiệp và khách hàng mua bán đa dạng các loại sản phẩm với quy mô trên toàn cầu mọi lúc mọi nơi. Đây là một điểm mạnh của mô hình e-commerce mà các cửa hàng truyền thống không thể làm được.
Tìm hiểu các mô hình thương mại điện tử phổ biến tại Việt Nam
Mô hình B2B (viết tắt của từ Business to Business)
Là hình thức một doanh nghiệp cung cấp sản phẩm/dịch vụ cho doanh nghiệp khác thông qua nền tảng internet. Hiện nay, mô hình này được chia thành 4 loại: B2B trung gian, B2B thiên bên mua, B2B hợp tác, B2B thiên bên bán.
Ví dụ: B2B trung gian là các trang thương mại điện tử Shopee, Lazada, Tiki,… tạo nên các khu “chợ điện tử” giúp nhiều doanh nghiệp kết nối với nhau.
Mô hình B2C (viết tắt của từ Business to Consumer)
Là hình thức doanh nghiệp sản xuất sẽ cung cấp sản phẩm, dịch vụ đến người tiêu dùng cuối cùng. Thông qua các kênh trực tuyến của công ty ( như: website, fanpage, instagram,…) và web thương mại điện tử.
Ví dụ: 2 thương hiệu thời trang nổi tiếng Việt Nam như Juno, Elise tự sản xuất và cung cấp sản phẩm đến tay khách hàng cuối cùng.
Mô hình B2G (viết tắt của từ Business to Government)
Là hình thức cung cấp sản phẩm giữa doanh nghiệp và các cơ quan chính phủ (cơ quan trực thuộc, tổ chức công cộng) thông qua giao dịch trực tuyến. Nhằm hỗ trợ các các hoạt động như giao dịch thanh toán công, thủ tục cấp phép,…. Các sản phẩm thường là giải pháp cho Chính phủ như hệ thống quản lý nhân sự, hệ thống quản lý tài chính, hệ thống cập nhật thông tin trực tuyến, công nghệ trí tuệ nhân tạo, giải pháp an ninh,…
Mô hình G2B (viết tắt của từ Government to Business)
Là hình thức thương mại điện tử giữa chính phủ và doanh nghiệp. Hình thức này là một trong ba yếu tố chính của chính phủ điện tử. Bên cạnh tập trung vào giao dịch thương mại còn cung cấp thông tin về luật pháp, quy chế, chính sách và các dịch vụ hành chính công trực tuyến cho doanh nghiệp qua mạng Internet.
Các sản phẩm và dịch vụ mà chính phủ cung cấp như: Hệ thống cấp phép kinh doanh trực tuyến, Dịch vụ tư vấn và hỗ trợ doanh nghiệp, Hệ thống mua sắm công cộng,…
Mô hình C2C (viết tắt của từ Consumer to Consumer)
Đây là mô hình kinh doanh mà việc mua và bán (giao dịch) các sản phẩm/dịch vụ trên web thương mại điện tử hoặc sàn đấu giá, mua bán trên mạng,…
Ví dụ như: trên các sàn thương mại điện tử, facebook, zalo, các trang đăng bán hàng như Chợ Tốt…
Mô hình C2B (viết tắt của từ Consumer to Business)
Đây là giao dịch trực tuyến giữa khách hàng với doanh nghiệp, trong đó khách hàng sẽ tạo ra giá trị và cho doanh nghiệp tiêu thụ giá trị đó. Ví dụ thực tế từ mô hình này là tiếp thị liên kết từ blog, Google Adsense, viết bài đánh giá cho doanh nghiệp, dropshipping,…
Làm thế nào để chọn mô hình thương mại điện tử phù hợp với doanh nghiệp của bạn?
Để tìm được mô hình thương mại điện tử (e-commerce) phù hợp cho doanh nghiệp của mình, cần xác định:
Cần xác định sản phẩm/dịch vụ sẽ được bán cho ai? Những đối tượng khách hàng tiềm năng gồm những ai?
- Nếu khách hàng là các doanh nghiệp khác. Mô hình này thường yêu cầu các tính năng như đặt hàng số lượng lớn, báo giá tùy chỉnh và quy trình mua bán phức tạp hơn. Mô hình B2B sẽ là lựa chọn thích hợp.
- Hoặc nếu bạn cung cấp nền tảng cho người tiêu dùng bán hàng cho nhau. Ví dụ: eBay, Craigslist. Mô hình C2C sẽ là lựa chọn thích hợp và tối ưu.
Hãy tập trung vào một phân khúc thị trường cụ thể phù hợp với sản phẩm đặc thù. Điều này giúp doanh nghiệp dễ dàng định vị thương hiệu và thu hút một nhóm khách hàng trung thành. Sau cùng, đánh giá và lựa chọn những hoạt động tốt nhất cho doanh nghiệp thương mại điện tử của bạn.
Tham khảo: Hướng dẫn xây dựng sơ đồ quy trình bán hàng cho mọi doanh nghiệp
Những lợi ích mà các mô hình thương mại điện tử mang lại
- Việc kinh doanh theo mô hình thương mại điện tử sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm rất nhiều chi phí thuê mặt bằng, nhân viên và các chi phí vận hành khác.
- Mở rộng thị trường, tệp khách hàng từ nhiều quốc gia và nhu cầu khác nhau tạo cơ hội phát triển sản phẩm/dịch vụ đa dạng.
- Hệ thống e-commerce tự động hóa quy trình quản lý đơn hàng, từ việc nhận đơn, xử lý đến vận chuyển, giúp tiết kiệm thời gian và giảm sai sót. Kiểm soát tồn kho hiệu quả và tránh tình trạng thiếu hàng hoặc tồn đọng quá nhiều hàng hóa.
- Với sự phát triển không ngừng của công nghệ và Internet, e-commerce mang lại cơ hội tăng trưởng dài hạn cho doanh nghiệp.
Việc chọn mô hình thương mại điện tử phù hợp đòi hỏi phải nghiên cứu và phân tích kỹ lưỡng về khách hàng, sản phẩm và phương thức kinh doanh. Bên cạnh đó định vị sản phẩm chính xác, lập kế hoạch kinh doanh chi tiết tạo ra một nền tảng thương mại điện tử vững chắc và hiệu quả. Hy vọng qua bài viết này của iCall giúp bạn đọc sẽ hiểu các mô hình Thương mại điện tử. Hãy luôn theo dõi và điều chỉnh chiến lược của mình để đáp ứng nhu cầu thị trường và mang lại trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng.
iCall - Chúng tôi là chuyên gia cung cấp Giải pháp tự phục vụ, Gọi không dây, Xếp hàng tự động...Được khách hàng tin dùng tại Việt Nam.
Bài viết liên quan
Cách tra cứu mã vận đơn bưu kiện của đơn vị Viettel Post tại nhà
Ngày nay việc theo dõi đơn hàng trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. [...]
Th9
Sự khác biệt giữa chuyển phát tiết kiệm và chuyển phát nhanh
Ngày nay, việc chuyển phát hàng hóa đã trở thành một phần không thể thiếu [...]
Th9
Top đối tác giao hàng tốt nhất cho kinh doanh thương mại điện tử
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của việc giao thương và mua bán hàng [...]
Th9
Tổng đài 1800 là gì?
Tổng đài 1800 đã trở thành một công cụ không thể thiếu trong hoạt động [...]
Th9
Doanh nghiệp hiện nay có nên lắp đặt tổng đài ảo hay không?
Các doanh nghiệp có nên lắp đặt tổng đài ảo hay không? Đây là câu [...]
Th9
Giá vốn hàng bán là gì? Hướng dẫn cách tính giá vốn hàng bán
Hiểu rõ giá vốn hàng bán vừa giúp nhà bán hàng nắm bắt được chi [...]
Th8