Giá vốn hàng bán là gì? Hướng dẫn cách tính giá vốn hàng bán

Giá vốn hàng bán là gì

Hiểu rõ giá vốn hàng bán vừa giúp nhà bán hàng nắm bắt được chi phí trực tiếp liên quan đến sản phẩm vừa cung cấp cái nhìn toàn diện hơn về tình hình tài chính. Từ đó đưa ra các chiến lược phát triển kinh doanh hợp lý. Việc nắm vững khái niệm giá vốn hàng bán là gì và cách tính toán giá vốn hàng bán. Chính là yếu tố không thể thiếu để tối ưu hóa lợi nhuận và duy trì sự phát triển bền vững.

Tìm hiểu khái niệm giá vốn hàng bán là gì? 

Giá vốn hàng bán là gì
Giá vốn hàng bán là gì

Giá vốn hàng bán (Cost of Goods Sold – COGS) là tổng hợp tất cả các loại chi phí liên quan đến quá trình sản xuất hoặc nhập sản phẩm. Đây là một trong những chỉ tiêu không thể thiếu trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Hiểu rõ giá vốn hàng bán giúp nhà bán hàng nắm bắt được các chi phí trực tiếp liên quan đến sản phẩm. Đồng thời còn cung cấp cái nhìn toàn diện hơn về tình hình tài chính, từ đó đưa ra các chiến lược kinh doanh hợp lý. Giá vốn hàng bán sẽ gồm những khoản chi phí:

  • Chi phí nguyên liệu: Các chi phí liên quan đến nguyên liệu thô dùng để sản xuất hàng hóa hoặc các thành phần của sản phẩm.
  • Chi phí lao động trực tiếp: Lương và các khoản phụ cấp cho công nhân và nhân viên trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất hoặc chế biến hàng hóa.
  • Chi phí sản xuất trực tiếp: Các chi phí khác liên quan trực tiếp đến việc sản xuất sản phẩm. Chẳng hạn như chi phí điện, nước, bảo trì thiết bị sản xuất, và chi phí kiểm tra chất lượng và chi phí phục vụ cho quá trình sản xuất.
  • Chi phí mua hàng hóa: Đối với doanh nghiệp thương mại, giá vốn hàng bán. Bao gồm chi phí mua hàng hóa từ nhà cung cấp, bao gồm giá mua hàng và các chi phí liên quan như vận chuyển, bảo hiểm, và thuế nhập khẩu.

Vậy giá vốn hàng bán được tính như thế nào?

Công thức tính giá vốn hàng bán

Tuỳ vào mô hình kinh doanh của từng doanh nghiệp sẽ có công thức tính giá vốn hàng bán khác nhau. Nhưng nhìn chung sẽ có 3 công thức phổ biến:

Thứ nhất: Phương pháp nhập trước, xuất trước (công thức FIFO)

Công thức này được tính giá vốn hàng bán dựa trên giá của những sản phẩm, hàng hóa được nhập kho đầu tiên với số lượng tương ứng. Được áp dụng đối với các mặt hàng có hạn sử dụng, hay các cửa hàng điện máy, máy tính điện thoại, đồ công nghệ.

Giá vốn hàng bán = Giá của những sản phẩm nhập kho đầu tiên

Ví dụ: Kho hàng đầu kỳ của công ty A đang tồn 150 sản phẩm X với giá nhập là 50.000 đồng/sản phẩm.

Nhập kho lần 1: 50 sản phẩm X với đơn giá 60.000 vnđ/sản phẩm.

Nhập kho lần 2:100 sản phẩm X với đơn giá 55.000 vnđ/sản phẩm.

Giá vốn bán hàng của 180 sản phẩm X được tính như sau:

(150 x 50.000) + (30 x 60.000) = 9.300.000vnđ.

Thứ hai: Phương pháp nhập sau xuất trước(công thức LIFO)

Đây là công thức tính giá vốn hàng bán theo phương pháp hàng hoá nhập sau xuất trước. Như vậy, giá vốn được tính dựa vào lô hàng nhập vào gần đây nhất, nếu thiếu sẽ lấy giá của lô hàng trước đó. Phương pháp này phù hợp với những ngành hàng thường xuyên thay đổi mẫu mã hoặc sản phẩm có thời hạn sử dụng dài,… 

Giá vốn hàng bán = Giá của những hàng hóa được nhập kho cuối cùng

Ví dụ: Một công ty sản xuất A có:

Nhập kho lần 1: 20 sản phẩm với đơn giá 100.000 vnđ/sản phẩm.

Nhập kho lần 2: 25 sản phẩm với đơn giá 110.000 vnđ/sản phẩm.

Sau đó, công ty A xuất bán 30 sản phẩm

Với phương pháp LIFO, giá vốn hàng bán của 30 sản phẩm xuất kho được tính: (20 x 100.000) + (10 x 110.000) = 3.100.000 vnđ.

Thứ ba: Công thức tính bình quân gia quyền

Phương pháp Bình quân gia quyền tính giá vốn hàng bán và hàng tồn kho dựa trên giá bình quân của tất cả các lô hàng tồn kho. Phương pháp này phù hợp với sản phẩm có giá cả ổn định, không có biến động mạnh trong kỳ. Chẳng hạn như các loại sản phẩm điện tử, điện lạnh,… Điều này phản ánh chính xác giá trị thực tế của sản phẩm, hàng hóa tồn kho.

Giá vốn hàng bán bình quân= (Tổng giá trị kho trước nhập + Tổng giá trị kho khi nhập mới)/ Tổng số lượng tồn kho trước và sau nhập

Ví dụ: 

Công ty A có tồn kho đầu kỳ: 100 sản phẩm với giá 100.000 vnđ/sản phẩm.

Nhập kho lần 1: thêm 50 sản phẩm với giá 120.000 vnđ/sản phẩm.

Tồn kho cuối kỳ: 150 sản phẩm.

Ta có:

Giá trung bình của hàng tồn kho của công ty A: (100 x 100.000 + 50 x 120.000) / (100 + 50) = 108.000 vnđ/sản phẩm

Giá vốn hàng bán của 150 sản phẩm bán ra: 108.000 x 150 = 16.200.000 vnđ.

Nắm vững cách tính giá vốn hàng bán mang lại lợi ích gì?

Giá vốn hàng bán là gì

Việc tính toán chính xác giá vốn hàng bán giúp doanh nghiệp đánh giá hiệu quả của hoạt động sản xuất hoặc kinh doanh. Cung cấp chi phí trực tiếp liên quan đến sản phẩm, từ đó giúp doanh nghiệp xác định lợi nhuận gộp và hiệu quả hoạt động.

Giúp doanh nghiệp kiểm soát tốt chi phí, nhanh chóng phát hiện các yếu tố làm tăng chi phí và đưa ra các biện pháp giảm thiểu để cải thiện lợi nhuận.

Định giá sản phẩm hợp lý, sao cho phù hợp với thị trường và vẫn đảm bảo lợi nhuận mong muốn.

Hỗ trợ dự đoán chi phí và doanh thu trong tương lai dựa trên dữ liệu chi phí hiện tại và quá khứ.

Giúp ban quản lý đưa ra các quyết định chiến lược liên quan đến sản xuất, mua sắm nguyên liệu, và quản lý hàng tồn kho. Đồng thời hỗ trợ trong việc quyết định các chiến lược marketing và khuyến mãi.

Hy vọng bài viết này của iCall.asia sẽ giúp bạn đọc hiểu được giá vốn hàng bán là gì cũng như nắm vững cách tính giá vốn hàng bán hiệu quả. Giúp bạn áp dụng kiến thức này để cải thiện quản lý chi phí, tối ưu hóa chiến lược giá cả, và nâng cao hiệu quả kinh doanh của mình.

0/5 (0 Reviews)

iCall việt nam

iCall - Chúng tôi là chuyên gia cung cấp Giải pháp tự phục vụ, Gọi không dây, Xếp hàng tự động...Được khách hàng tin dùng tại Việt Nam.

Bài viết liên quan

Cách tra cứu mã vận đơn bưu kiện của đơn vị Viettel Post tại nhà

Ngày nay việc theo dõi đơn hàng trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. [...]

Sự khác biệt giữa chuyển phát tiết kiệm và chuyển phát nhanh

Ngày nay, việc chuyển phát hàng hóa đã trở thành một phần không thể thiếu [...]

Top đối tác giao hàng tốt nhất cho kinh doanh thương mại điện tử

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của việc giao thương và mua bán hàng [...]

Tổng đài 1800 là gì?

Tổng đài 1800 đã trở thành một công cụ không thể thiếu trong hoạt động [...]

Doanh nghiệp hiện nay có nên lắp đặt tổng đài ảo hay không?

Các doanh nghiệp có nên lắp đặt tổng đài ảo hay không? Đây là câu [...]

Boom hàng là gì? Cách tránh bị boom hàng khi kinh doanh online

Công nghệ mua sắm online ngày càng phát triển đã mang lại sự tiện lợi [...]